【ket qua girona】17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
Từ đầu tháng 4 trở lại đây,ìnhộdânkhátnướcbênnhàmáytỷđắpchiếunhiềunăket qua girona hàng chục giếng khoan của người dân tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn trơ đáy...
Gia đình bà Đinh Thị Huệ (57 tuổi, trú thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi) đã phải chịu cảnh thiếu nước hơn 3 tháng nay.
“Cứ đến mùa nắng là giếng cạn khô. Để có nước sinh hoạt, gia đình tôi phải xin nước nhà hàng xóm rồi dùng ống dẫn nước kéo về. Nhiều nhà không xin được phải đi mua nên rất bất tiện...”, bà Huệ chia sẻ.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bảy (47 tuổi, trú thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi) cũng rơi vào cảnh tương tự. Không thể đợi được nước sạch được kéo về nhà, gia đình ông Bảy đã phải bỏ ra 30 triệu đồng để khoan giếng.
“Khi thấy họ làm nhà máy nước trong thôn, tôi khấp khởi vì sẽ nhanh có nước sạch dùng. Thế nhưng, bà con cứ đợi năm này qua năm khác vẫn không thấy công trình vận hành cung cấp nước về từng hộ dân. Có khi 2 năm, 3 năm nữa chắc cũng chưa có nước sạch dùng...”, ông Bảy bày tỏ.
Trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt thì Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (đóng tại thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi) có tổng vốn đầu tư hơn 35 tỷ đồng lại chưa thể đi vào hoạt động và "đắp chiếu" hơn 2 năm nay...
Quá hạn 2 năm, nhà máy vẫn chưa thể cấp nước?
Theo tìm hiểu, công trình này được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt lần đầu với tổng mức đầu tư hơn 32,6 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện Tây Sơn và các nguồn vốn hợp pháp. Công trình có trạm xử lý nước công suất 2.500m3/ ngày đêm do UBND huyện Tây Sơn làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện từ năm 2017-2020.
Quá trình xây dựng, UBND huyện Tây Sơn đã xin điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư. Năm 2021, UBND tỉnh Bình Định đã cho phép điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư lên hơn 35 tỷ đồng. Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2017 - 2020 sang 2017 - 2021. Kinh phí thực hiện phần tăng thêm do ngân sách huyện Tây Sơn cân đối, bố trí.
Tuy nhiên, dù đã quá hạn điều chỉnh 2 năm, công trình Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi đến nay vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Theo quan sát, hiện nay một số hạng mục tại công trình đã bị hư hỏng. Nhiều vị trí tại tường rào bị nứt nẻ, nền đất sụt lún. Bên trong khuôn viên cỏ mọc um tùm...
Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết, nguyên nhân Nhà máy cấp nước sinh hoạt Bình Nghi chậm đưa vào hoạt động là do trong quá trình thực hiện chủ đầu tư không tính toán đến đất san nền. Khi triển khai, thiếu đất san nền khiến dự án kéo dài. Ngoài ra, khi dự án hoàn thành lại thiếu nguồn kinh phí thực hiện các đường ống vào khu dân cư.
“Mới đây, HĐND huyện Tây Sơn đã thông qua một dự án mới thực hiện đấu nối đến nhà dân, hạ cấp từ đường ống chính xuống đường ống nhỏ kéo đến nhà dân để thuận lợi việc cấp nước”, ông Phan Chí Hùng cho hay.
Tường rào của nhà máy đã có hàng chục điểm nứt, chân tường sụt lún.
Còn về việc hiện trạng công trình đã nứt nẻ, hư hỏng, ông Hùng cho rằng, công trình này hiện nay chỉ mới bàn giao tạm thời. Khi bàn giao chính thức thì đơn vị thi công phải làm toàn bộ lại để bàn giao.
Trao đổi về vấn đề nêu trên, ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định thừa nhận, việc thi công và đấu nước vào các hộ gia đình ở dự án Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi đều chậm. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã liên tục nhắc nhở.
"Hiện nay, công trình đã hoàn thành và đang mở mạng đấu nước vào nhà dân. Việc đưa vào vận hành sẽ được thực hiện trong năm nay”, ông Chương nói.
Diễm Phúc
Nhà máy hơn 200 tỷ đồng chậm tiến độ, người dân mòn mỏi chờ nước sạchVề mùa khô, nhiều xã ở địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, dự án nhà máy nước gần 230 tỷ đồng lại chậm tiến độ, phải tiếp tục xin gia hạn.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại
- ·Cán bộ cấp chiến lược khóa XIII sẽ được bồi dưỡng kiến thức gì?
- ·Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính khai giảng 2 lớp trung cấp lý luận chính trị
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Văn kiện Đại hội XIII: Phải đặt mục tiêu tầm nhìn phát triển dài hạn
- ·Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ
- ·Tìm thấy thi thể cháu bé 2 tuổi bị bắt cóc ở Hà Nội
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Tiếp tục ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Kho bạc Nhà nước đứng thứ 2 về cải cách hành chính
- ·Tối ưu hóa công năng sử dụng tài sản công góp phần tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Vì sao giá xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh 47%?
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Khai mạc Hội chợ Máy và Nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương
- ·Nhiều trường hợp được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
- ·Chính sách tài khóa: Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Khơi lòng sông Phan để chống ngập cao tốc Phan Thiết