【bong dá hom nay】Đọc 'Tư duy Logic' để tránh những cạm bẫy trong giao tiếp
Nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều người thường xuyên mắc phải cạm bẫy của những từ ngữ sáo rỗng. Việc nắm bắt thông tin một cách chính xác trong giao tiếp không hề đơn giản,ĐọcTưduyLogicđểtránhnhữngcạmbẫytronggiaotiếbong dá hom nay và đó là lỗi “big word”.
Trong cuốn sách Tư duy logiccủa tác giả Nhật Bản - Minori Kanbe, bà đã dành riêng một phần đặc biệt thú vị để chia sẻ với người đọc về chủ đề này.
Thay vì đưa ra khái niệm “big word” là gì, Minori Kanbe minh họa bằng tranh thông qua một ví dụ về cuộc trao đổi/thảo luận có thể bắt gặp ở bất cứ văn phòng nào. Ở đó, mọi người rất ưa thích dùng các từ bóng bẩy nhưng mập mờ như: tính đa dạng, toàn cầu hóa, có tinh thần kinh doanh, nỗ lực, phấn đấu, triệt để, sẽ cố gắng, thúc đẩy, cải tiến, đổi mới, mở rộng, hiệp lực…
Đó là cái bẫy trong diễn đạt, những từ ngữ khoa trương hoặc vô nghĩa thường có mục đích nhằm cố gắng tỏ ra uyên bác hơn hoặc che giấu việc thiếu bằng chứng cụ thể. Thực tế cho thấy tính hai mặt của ngôn ngữ với tư cách là một công cụ giao tiếp, có thể vừa là ngọn hải đăng của sự rõ ràng vừa là nguồn gốc của sự nhầm lẫn.
Hay một tình huống khác: người Nhật (và cả người Việt) thường có câu: “Lúc nào anh lại đến chơi nhé!”. Vậy lúc nào là lúc nào?… Minori Kanbe thường hay bị những người bạn ở nước ngoài hỏi lại như thế. Chính những “phép xã giao” đôi khi cũng khiến chúng ta bị “đo ván”. Trường hợp này cũng khá giống “big word” khi nó bị tách rời mục tiêu và khả năng thực sự.
Ngược lại, một cuộc đối thoại của người phương Tây sẽ là: “Dạy cô làm sushi cuộn đi!”. Minori Kanbe trả lời: “Được ạ! Một lúc nào đó cô nhé!” ngay lập tức sẽ nhận được phản hồi: “Ok, thứ 6 tuần sau cô đến được không?”.
Vậy giải pháp là gì: hãy cụ thể hóa bằng số liệu, ngày tháng và hành động. Hãy nắm rõ bản chất của “tất cả” khi “hai cũng là số nhiều”. Khi phát ngôn, nói thật rõ ràng: “Tôi sẽ làm xong trước ngày X”, “tôi đặt mục tiêu Y” thì ý tưởng và kế hoạch của bạn sẽ được truyền tải tới người nghe tốt hơn. Khi người nghe hiểu được công việc của bạn, họ sẽ có sự trợ giúp phù hợp và thiết thực.
Nếu không thể nói một cách tường minh thì không thể có những hành động cụ thể. Một điều tưởng chừng là đương nhiên nhưng đôi khi nhiều người vẫn bị “big word” làm cho mất phương hướng.
Còn khi không thể tìm được từ cụ thể phải làm thế nào? Lời khuyên của Minori Kanbe là hãy suy nghĩ trong một phút... à không trong vòng năm giây xem “Điều đó là gì?” “Khi nào?”, viết vào sổ tay một kế hoạch chi tiết. Những kế hoạch bạn muốn “dền dứ” và những ý tưởng mập mờ theo kiểu “một lúc nào đó” sẽ mãi chỉ nằm trong “những việc cần làm” ngày này qua ngày khác mà thôi.
Sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học. Chúng ta thật khó cưỡng lại sự hấp dẫn của các từ vựng khoa trương, những biệt ngữ mơ hồ liên tục được sản sinh nhưng hơn hết “big word” trong cuốn Tư duy logic lại làm sáng tỏ tính hiệu quả của một thông điệp được truyền tải.
Khi nỗ lực tìm kiếm con đường đi đến sự rõ ràng, mỗi người phải ủng hộ sức mạnh của sự chính xác, lựa chọn các thuật ngữ được xác định rõ ràng, chứng minh bằng dữ liệu và tang chứng, vật chứng liên quan. Sự chuyển đổi này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp hiệu quả mà còn đảm bảo tính chính trực và trung thực trong diễn ngôn.
Hương Hà
Gác lại âu lo vì 'Sống vốn đơn thuần'Giữa nhịp sống xô bồ, tập tản văn ‘Sống vốn đơn thuần’ là một gợi ý đặc biệt cho bạn đọc tìm về chốn bình yên.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tây Ninh Smart
- ·Tạm giữ hình sự người cha hành hạ con trai 5 tuổi ở Đồng Nai
- ·TPHCM tìm giải pháp giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân
- ·Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ "sân nhà"?
- ·Phong toả để điều tra vụ nghi là cướp ngân hàng ở TP.HCM
- ·Hai vị Trưởng ban đồng niên đáng kính
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·TP. Hồ Chí Minh: Chấp thuận trợ giá xe buýt theo hình thức đặt hàng không áp dụng tiết kiệm 4%
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Dự toán năm 2021: Thận trọng trong bối cảnh đầy khó khăn
- ·Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia
- ·Tai nạn xe khách 5 người tử vong ở Lạng Sơn, nạn nhân đi lễ từ Quảng Ninh
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Ô tô cứu thương bị lật, 1 bệnh nhân nhi trong xe tử vong
- ·Xét xử cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hoá cùng các thuộc cấp
- ·Yên Bái giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 18%
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào