【bảng xếp hạng cúp quốc gia hà lan】Chỉ số PMI tăng trở lại sau 3 tháng suy giảm
Chỉ đạt hơn 46 tỷ USD trong tháng 1/2023,ỉsốPMItăngtrởlạisauthángsuygiảbảng xếp hạng cúp quốc gia hà lan xuất nhập khẩu giảm sâu | |
Ngành sản xuất tiếp tục suy giảm mạnh trong tháng cuối cùng của năm 2022 |
Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam hồi phục trở lại trong tháng 2/2023 |
Ngày 1/3, S&P Global công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã tăng trở lại lên trên ngưỡng không thay đổi 50 điểm vào tháng 2, từ đó cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đã bắt đầu cải thiện sau thời kỳ suy giảm kéo dài 3 tháng. Với kết quả 51,2 tăng so với mức 47,4 trong tháng 2 cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện nhẹ.
Nhân tố chính dẫn đến cải thiện sức khỏe ngành sản xuất là sự cải thiện của nhu cầu thị trường. Điều này giúp các công ty có được khách hàng mới và có số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 2 và đây là lần tăng đầu tiên trong 4 tháng qua. Hơn nữa, mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới là mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh hơn và đây là lần tăng thứ hai liên tiếp nhờ nhu cầu trên thị trường quốc tế cải thiện.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã khiến sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng tăng vào thời điểm giữa quý đầu của năm. Sản lượng tăng nhẹ nhưng là một bước cải thiện đáng kể so với những mức giảm mạnh trong thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay. Dữ liệu thống kê cho thấy sản lượng tăng chủ yếu ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản.
Trong bối cảnh nhu cầu thị trường cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, mức độ lạc quan về triển vọng sản lượng trong một năm tới tiếp tục tăng. Tâm lý kinh doanh đã được cải thiện tháng thứ 3 liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Niềm tin kinh doanh đạt mức cao hơn trung bình của lịch sử chỉ số. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết thêm rằng việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến Covid-19 ở Trung Quốc Đại lục cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm tới.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 2 đã nhanh hơn và đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 do giá của nhà cung cấp tăng và tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng giá bán hàng với tốc độ nhanh nhất trong thời kỳ 8 tháng.
Trong khi áp lực giá cả tăng, có những dấu hiệu tích cực hơn về năng lực của chuỗi cung ứng. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục được rút ngắn khi có các báo cáo cho biết hoạt động vận tải đã nhịp nhàng hơn và tình trạng tắc nghẽn cũng giảm. Mức cải thiện lần này mặc dù là nhẹ nhưng vẫn là mức đáng kể nhất kể từ tháng 11/2019.
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đánh giá, nhu cầu cải thiện ở cả trong nước và nước ngoài đã thổi luồng sinh khí mới vào ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 2, từ đó kết thúc thời kỳ suy giảm nhẹ kéo dài 3 tháng trong giai đoạn chuyển giao giữa 2 năm. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại khi niềm tin kinh doanh tăng lên với triển vọng nhu cầu cải thiện.
Tuy nhiên, mối lo ngại kéo dài vẫn là lạm phát khi cả chi phí đầu vào và giá bán hàng trong tháng 2 đều tăng với tốc độ nhanh nhất trong tám tháng. Các công ty sẽ hy vọng áp lực giá cả sẽ giảm trong thời gian tới để bảo đảm duy trì được tình trạng cải thiện nhu cầu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Salah giúp Ai Cập đến gần World Cup
- ·Đánh giá lại quy mô nền kinh tế theo chu kỳ 5 năm
- ·Võ sĩ Vovinam Bình Dương mang về tấm HCV thứ 173 cho đoàn Thể thao Việt Nam
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Đề xuất đầu tư 148.492 tỷ đồng xây dựng 12 dự án cao tốc Bắc
- ·Khánh thành Nhà máy điện gió 1.500 tỷ đồng; thu hồi dự án nông nghiệp 3.584 tỷ đồng
- ·ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 3,8%
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Tiền vệ Quang Hải: “Tôi xác định làm lại từ đầu khi đến Pháp”
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·CPI tháng 10 giảm 0,2%, lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt
- ·Đồng Tháp thành lập Cụm công nghiệp Quảng Khánh (giai đoạn 1) vốn gần 217 tỷ đồng
- ·Hơn 3,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM trong 11 tháng
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·T&T Group tham gia phát triển Dự án điện khí LNG Hải Lăng trị giá 2,3 tỷ USD
- ·Cầu thủ Newcastle: 'Áo số 10 đang chờ Neymar'
- ·Bàn giao, khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Đầu tư 6.264 tỷ đồng xây đường nối Hà Giang với cao tốc Tuyên Quang