【hagl vs binh dinh】Nghiêm cấm giao dịch nội bộ chứng khoán phái sinh
Dự thảo Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam,êmcấmgiaodịchnộibộchứngkhoánpháhagl vs binh dinh UBCKNN đã quy định rõ các hành vi bị cấm trong giao dịch phái sinh như: Giao dịch nội bộ, bao gồm các hành vi như: Sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua bán chứng khoán phái sinh cho chính mình hoặc cho người khác; Vô tình hay cố ý tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán phái sinh trên cơ sở thông tin nội bộ.
Đối với các giao dịch thao túng thị trường chứng khoán phái sinh cũng bị nghiêm cấm, trong đó, bao gồm các giao dịch: Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc cùng với người khác mua hoặc bán một loại chứng khoán phái sinh (hoặc tài sản cơ sở) nhằm tạo cung/cầu giả tạo đối với tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh đó (hoặc chứng khoán phái sinh đó);
Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc lôi kéo, câu kết với người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán phái sinh (hoặc tài sản cơ sở) gây ảnh hưởng đến cung/cầu của chứng khoán phái sinh (hoặc tài sản cơ sở); Liên tục mua hoặc bán tài sản cơ sở hay chứng khoán phái sinh vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho chứng khoán phái sinh đó trên thị trường;
Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động gian lận, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán; Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường; Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Ngoài ra, các giao dịch bị cấm khác như: Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót không công bố các thông tin cần thiết về một chứng khoán phái sinh, gây hiểu nhầm nghiêm trọng sau đó mua hoặc bán chứng khoán phái sinh đó, tài sản cơ sở để kiếm lợi;
Thành viên giao dịch thay đổi thứ tự ưu tiên đối với lệnh đặt của khách hàng; lợi dụng việc tiếp cận với thông tin về lệnh đặt của khách hàng khi chưa được nhập vào hệ thống giao dịch để đặt lệnh cho mình hoặc cá nhân, tổ chức khác trên cơ sở dự kiến thông tin trong lệnh giao dịch của khách hàng có khả năng tác động đáng kể đến giá của chứng khoán phái sinh nhằm kiếm lợi (thu lời hoặc tránh, giảm lỗ) một cách trực tiếp hay gián tiếp từ thay đổi của giá chứng khoán;
Chủ sở hữu chứng khoán phái sinh thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che dấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán phái sinh để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật; Các giao dịch có liên quan tới cá nhân, tổ chức thuộc danh sách cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm do Bộ Công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những bên liên quan đến giao dịch chứng khoán phái sinh, nhận ủy thác giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc chấp nhận ủy thác về giao dịch tại mức giá mà những giao dịch vi phạm được thực hiện hoặc giao dịch vi phạm được ủy quyền thực hiện.
UBCKNN sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức để xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, các thành viên giao dịch, thành viên bù trừ chấm dứt cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh cho khách hàng đó, không mở vị thế giao dịch mới cho khách hàng đó. Đồng thời yêu cầu các thành viên thanh lý, đóng tất cả các vị thế còn mở của khách hàng đó.
Về phía UBCKNN sẽ xây dựng các quy trình nghiệp vụ hướng dẫn về quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh có tổ chức. Giám sát việc tuân thủ các quy định này của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường nhằm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh, bảo vệ lợi ích của công chúng và duy trì trật tự thị trường.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Mách bạn cách phòng ngừa ung thư thận
- ·Có phải “yêu” nhiều là ốm?
- ·Sữa đậu nành Fami: Người bạn đồng hành cho sức khỏe gia đình Việt
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Bữa sáng là thời điểm bồi bổ gan tốt nhất, đừng bỏ qua 3 món này
- ·Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ
- ·Sự thật về người phụ nữ bỏng nặng do làm đẹp bằng cồn nhân sâm
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Tập thể thao theo giờ sinh học, bạn biết chưa?
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Điều chỉnh giá khám bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng
- ·Ung thư thận cần kiêng loại thức uống nào?
- ·Vì sao nhóm người sau cần phải tầm soát ung thư phổi định kỳ?
- ·Ray Tomlinson
- ·Loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi
- ·Lợi ích bất ngờ khi chạy bộ 15 phút mỗi ngày
- ·Hà Nội: Đại chiến dịch tiêm vaccine sởi được triển khai như thế nào?
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người