【vissel kobe đấu với marinos】Quản lý nợ thuế: Coi người nộp thuế là bạn đồng hành
Thu được hơn 39 nghìn tỷ đồng nợ thuế
Thời gian tới, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp. Đồng thời thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngành Thuế phấn đấu tổng số nợ thuế đến thời điểm 31/12/2018 không vượt quá 5% tổng thu ngân sách năm 2018. |
Cũng theo thông tin từ Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ tính đến thời điểm 30/11/2017 là 74.912 tỷ đồng. Nếu so với 31/12/2016 thì số nợ này đã tăng 689 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong tổng nợ này, tiền nợ thuế có khả năng thu là hơn 28 nghìn tỷ đồng (giảm 2.768 tỷ đồng so với 31/12/2016); tiền phạt hành chính về thuế và tiền chậm nộp là hơn 17,2 tỷ đồng; tiền thuế nợ của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh (không có khả năng thu hồi) là hơn 29,5 nghìn tỷ đồng.
Theo ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, để có kết quả như vậy, các biện pháp quản lý nợ thuế đã được ngành Thuế triển khai thực hiện từ đầu năm, điển hình là việc tiếp tục giao nhiệm vụ đôn đốc, cưỡng chế, chịu trách nhiệm thu hồi nợ đọng từng tháng tới từng lãnh đạo Cục Thuế, trưởng phòng, chi cục trưởng, đội trưởng, từng cán bộ. Các cơ quan Thuế đã ngay lập tức phối hợp với người nộp thuế, ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư... thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng tăng cường thực hiện việc cưỡng chế đối với các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật. Nhờ những nỗ lực đó, năm 2017, thu nợ có thể nói là “điểm sáng” trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của toàn ngành Thuế.
Lắng nghe người nộp thuế
Là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về công tác thu hồi nợ đọng thuế, năm 2017, Cục Thuế Hà Nội đã thu nợ được hơn 12,7 nghìn tỷ đồng. Số thu này đạt 100,6% chỉ tiêu thu nợ và tăng 0,9% so cùng kỳ. Để có kết quả này, theo bà Nguyễn Thị Minh Tân, Trưởng phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế Hà Nội, năm qua Cục Thuế đã tập trung rà soát, chuẩn hóa dữ liệu nợ, đồng thời phân tích đánh giá theo từng nhóm nợ và từng cấp độ để từ đó nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh, dòng tiền để có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế hiệu quả, linh hoạt.
“Bên cạnh việc kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy trình quy định, Cục Thuế Hà Nội luôn lắng nghe, thu thập thông tin từ phía người nộp thuế để có sự nắm bắt, chia sẻ khó khăn. Chúng tôi đã hướng dẫn người nộp thuế nộp các hồ sơ theo đúng quy định để hưởng các cơ chế chính sách, tháo gỡ của Nhà nước như: hồ sơ xóa nợ, hồ sơ không tính tiền chậm nộp, hồ sơ nộp dần có bảo lãnh theo đúng quy định. Trong quá trình đôn đốc và lắng nghe, chúng tôi cũng xem xét kiến nghị cơ quan cấp trên căn cứ vào tình hình thực tế để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Điển hình như việc kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ về vấn đề xuất lẻ hóa đơn, từ đó hạ tỷ lệ phải nộp từ 25% xuống còn 18%. Qua đó, lũy kế đến 31/12/2017, tại văn phòng cục Thuế đã giải quyết được hơn 500 hóa đơn đề nghị xuất lẻ, từ đó thu được hơn 474 tỷ đồng tiền thuế nợ”, bà Nguyễn Thị Minh Tân chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm phải đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý nợ thuế, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Hà Nội cho rằng, thu nợ đòi hỏi vừa phải tuyên truyền, thuyết phục doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhưng phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, công khai, dân chủ thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Điều này đòi hỏi cán bộ thuế bên cạnh nghiệp vụ công tác tốt cũng cần phải linh hoạt, khéo léo. Thực hiện đầy đủ các quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nhưng cũng phải gắn với việc lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn để tạo sự đồng thuận của người nộp thuế.
Để thu hồi nợ thuế hiệu quả không chỉ cần sự sát sao quyết liệt của cơ quan Thuế mà còn nhờ sự phối hợp và ủng hộ của người nộp thuế. Do vậy, việc thực hiện phân loại, đánh giá, phân tích nợ thuế có vai trò quan trọng để qua đó có giải pháp cụ thể, phù hợp, hiệu quả với từng nhóm nợ, từng người nộp thuế nợ. Thu nợ phải trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ, thuyết phục, động viên, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, tạo sự đồng thuận nhưng cũng kết sức kiên quyết đối với các đối tượng chây ì nợ thuế. Mặt khác, việc phân tích đánh giá chi tiết từng khoản nợ, từng đơn vị cũng tạo động lực cho các đơn vị thuộc cục thuế tích cực hơn trong công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế và thực hiện biện pháp cưỡng chế hiệu quả.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Xe đẩy trong siêu thị nguy hiểm khôn lường với trẻ nhỏ
- ·Trạm biến áp nổ: Sai lầm nghiêm trọng khi sơ cứu người bị bỏng
- ·Cách làm mứt đu đủ xanh thơm giòn lai rai ngày Tết
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Các loại hạt ngày Tết có thể 'lấy mạng' trẻ nếu thiếu cảnh giác
- ·Bột tẩy trắng da 'đông y' có phải là lừa đảo?
- ·Những triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Cay đắng vì mua phải hoa chơi Tết được gắn toàn bằng kim
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Khâu 38 mũi vì để lon Pepsi trên ngăn đá tủ lạnh
- ·Khăn tàng hình trước máy ảnh với giá hơn 10 triệu đồng
- ·Nguy hại khôn lường từ mứt Tết và cách lựa chọn mứt an toàn
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Tác hại đáng sợ của rau má nếu quá lạm dụng
- ·Cảnh báo nổi bật nhất ngày 3/10
- ·Nữ y tá bị nhiễm virút Ebola ở Mỹ là người gốc Việt
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Thu hồi 3 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Châu Âu Việt Nam