【nhận định bóng đá roma】Thời cơ và thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia Hiệp định EVFTA
(CMO) Sáng ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SMEs) tận dụng cơ hội thực thi hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam (Hiệp định EVFTA). Điểm cầu Cà Mau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng chủ trì.
Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Hiệp định EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với những cam kết mạnh mẽ nhất của cả hai phía EU và Việt Nam về mở cửa thị trường và các cải cách về thủ tục, thể chế chính sách.., Đây là cơ hội rất lớn cho các DN Việt Nam khi phát triển thị trường xuất khẩu của mình sang EU và ở chiều ngược lại. Có thể nói đây là những điểm nhấn và là những lát cắt cuối để hoàn chỉnh chế độ hội nhập của chúng ta.
Xoá bỏ 99,2% số dòng thuế sau 7 năm
Theo các chuyên gia kinh tế, EVFTA được kỳ vọng góp phần làm cho GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18% đến 3,25% (giai đoạn 2019-2023); từ 4,75% đến 5,30% (giai đoạn 2024-2033). EVFTA sẽ mang lại cho DN Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức.
Phân tích những cơ hội, thách thức của Hiệp định EVFTA tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN SMEs Việt Nam cho biết, về cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, đối với người tiêu dùng họ sẽ được đón nhận các sản phẩm rẻ hơn do được miễn thuế hải quan. Đối với người lao động, Hiệp định EVFTA mang đến cơ hội công ăn việc làm cho người lao động.
Đặc sản Cà Mau có cơ hội tham gia xuất khẩu
Riêng đối với DN, trong đó có các DN SMEs Việt Nam khi Hiệp định EVFTA được thực thi, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% dòng thuế (hiện nay khoảng 42% dòng thuế), tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Và sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Ngoài ra, ký kết hiệp định sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư vào Việt Nam, tạo thêm cơ hội cho các DN, cho người lao động khi hợp tác, làm ăn với các nhà đầu tư nước ngoài. Thiết lập các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới với EU.
Bên cạnh đó, tạo lợi thế cạnh tranh trong khối ASEAN, từ hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định, với mức giá hợp lý đến cơ hội được tiếp cận với các máy móc, thiết bị, công nghệ và kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Đối mặt nhiều thách thức
"Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của các DN cũng như các DN SMEs Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, sẽ có hàng loạt những khó khăn, thách thức đặt ra khi thực thi Hiệp định: DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức về các rào cản kỹ thuật như: an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, quy tắc ứng xử, các quy định về bảo vệ môi trường, về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu vào EU, các quy định về tỷ lệ nội địa hóa; chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng với hàng hoá các doanh nghiệp EU ngay trên sân nhà", ông Nguyễn Văn Thân chia sẻ.
Song song đó, các DN Việt Nam sẽ phải chịu thách thức trước các biện pháp phòng vệ thương mại, từ cạnh tranh nguồn lao động, dự báo sẽ có các ngành nghề thiếu lao động cục bộ; thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh.
Hiệp định EVFTA thực thi sẽ tạo nhiều cơ hội đan xen thách thức cho DN vừa và nhỏ
Ngoài ra vấn đề lo ngại được đánh giá là một trong những thách thức lớn nhất đối với DN Việt Nam khi bước vào quá trình thực thi Hiệp định. Đó là DN thiếu thông tin về thị trường, nhu cầu hàng hóa nhập khẩu cũng như các quy định về hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU; chưa được chuẩn bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ về xuất khẩu hàng hóa sang EU, bị rào cản của các quy định về nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã,…
Theo đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đề xuất Chính Phủ 3 vấn đề trọng tâm. Trong đó, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách các thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, chính sách, để các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý, thực thi một cách hiệu quả Hiệp định EVFTA. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho các DN. Đồng thời, tăng nguồn lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho DN SMEs tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất cho vay ưu đãi để triển khai các dự án EVFTA.
Dự kiến sẽ tổ chức kỳ họp bỏ phiếu thông qua Hiệp định EVFTA tại Quốc hội Việt Nam vào ngày 15/8/2020. Sau đó hoàn tất nhanh chóng quy trình pháp lý để Hiệp định có hiệu lực thực thi./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Áp dụng kỹ thuật tiên tiến tạo hình cho bệnh nhân trên 90 tuổi bị ung thư
- ·Việt Nam đã chữa khỏi 225 ca bệnh COVID
- ·Phát hiện điểm tập kết hàng nghìn bánh Trung thu không rõ nguồn gốc
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Cảnh sát biển liên tiếp bắt giữ tàu vận chuyển xăng, dầu bất hợp pháp
- ·Eximbank thay đổi ban kiểm phiếu trước thềm Đại hội đồng cổ đông bất thường
- ·Cảnh báo sử dụng dung môi để pha chế xăng bất hợp pháp
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Thêm 1 trường hợp tái dương tính với virus SARS
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Tròn 1 tuần Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid
- ·Thúc đẩy giáo dục tài chính cho giới trẻ Việt Nam
- ·Gala VPBank 30
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·4.486 công dân hoàn thành cách ly
- ·Thêm 4 ca mắc mới COVID
- ·Sáng 1/5, không có ca mắc mới COVID
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Video quân đội Ukraine bắn nổ xe tăng T