【kết quả la liga mexico】Nghị định số 55/2015/NĐ
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Nghị định số 55 ra đời, là tín hiệu vui cho nhiều nông dân, giúp bà con có điều kiện tái sản xuất phát triển kinh tế gia đình.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Nghị định số 55 ra đời, là tín hiệu vui cho nhiều nông dân, giúp bà con có điều kiện tái sản xuất phát triển kinh tế gia đình.
Một trong những nội dung của Nghị định số 55/2015/NÐ-CP (Nghị định 55) được nông dân quan tâm là thực hiện việc khoanh nợ và xoá nợ. Trong đó, việc khoanh nợ được thực hiện đối với trường hợp xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh khách quan, bất khả kháng trên phạm vi rộng và được UBND tỉnh thông báo. Ðồng thời, khách hàng có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi trong thời gian khoanh nợ sẽ được các tổ chức tín dụng xem xét và cho vay mới, nhằm khôi phục lại sản xuất và có điều kiện thanh toán nợ vay. Riêng xoá nợ chỉ áp dụng đối với khách hàng sau khi khoanh nợ, nhưng không còn khả năng trả nợ.
Chính sách tín dụng mới sẽ giúp người dân tự tin hơn trong sản xuất. |
Ông Trương Văn Khởi ở ấp 3, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, chia sẻ: “Tôi thấy đây là một trong những chính sách hết sức phù hợp, không chỉ giúp người dân chúng tôi giải quyết tốt nợ nần khi bị thiên tai, dịch bệnh mà còn được ngân hàng cho vay mới để tái sản xuất, đây chính là cái chúng tôi cần. Chính phủ đã đánh trúng được tâm tư, nguyện vọng của người dân gắn bó với nông nghiệp nên tôi và bà con ở đây mừng lắm”.
Thực tế đã qua, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, nông dân thường bị trắng tay, Nhà nước dù có hỗ trợ nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Bởi thông thường mức hỗ trợ cũng chỉ chiếm vài phần trăm mức độ thiệt hại. Chính vì thế, cái mà nông dân cần không chỉ là tiền hỗ trợ mà chính là vốn vay để tái sản xuất. Bởi, phần lớn nông dân đều vay vốn ngân hàng, nên phải thế chấp sổ đỏ, nếu không có chính sách khoanh nợ, xoá nợ thì nông dân không thể vay vốn ở bất cứ nơi nào khác.
Ông Trần Ngọc Quý ở ấp 4, xã Khánh Lâm, bày tỏ: “Chính sách mới này thật sự mở ra hướng mới cho chúng tôi. Bởi, ngoài việc thực hiện khoanh nợ, xoá nợ, chính sách tín dụng lần này còn cho chúng tôi vay mà không cần tài sản thế chấp, đặc biệt là ưu tiên cho những mô hình liên kết theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ hàng nông - thuỷ sản, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ðây sẽ là điều kiện để khuyến khích chúng tôi thực hiện sản xuất theo hướng tập thể, đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất mà Ðảng và Nhà nước đề ra để sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại”.
Cùng với những lợi ích thiết thực mang lại cho nông dân, các ngân hàng tham gia thực hiện chính sách tín dụng này cũng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ qua hình thức tái cấp vốn, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ðồng thời số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách Nhà nước cấp tương ứng và được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác. Từ đó, tạo tâm lý an tâm cho các ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng, mạnh dạn đầu tư cho người dân phát triển nông nghiệp - nông thôn tại địa phương.
Ông Ðoàn Hoàng Nam, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện U Minh, cho biết: “Do Nghị định 55 là nghị định kế thừa và phát triển của Nghị định 41 nên việc triển khai cũng gặp rất nhiều thuận lợi. Thời gian tới, Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện U Minh sẽ tham mưu với UBND huyện, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền cho khách hàng vay vốn. Song song đó, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt chính sách tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận và hưởng lợi từ Nghị định 55”.
Những năm qua, thực hiện Nghị định 41 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh U Minh cũng đã giải ngân hàng trăm tỷ đồng cho người dân vay phát triển nông nghiệp - nông thôn. Với chính sách tín dụng mới, vừa đảm bảo điều kiện tốt cho người dân vay vốn, vừa đảm bảo độ an toàn cho ngân hàng. Tin rằng, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, xem đây là điều kiện và cũng là động lực để người dân vượt qua khó khăn, vươn lên trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực cùng với chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội./.
Bài và ảnh: Lâm Chiêu
(责任编辑:World Cup)
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất
- ·Nhà đầu tư đổ dồn về sự kiện ra mắt The Beverly Solari
- ·Hạ tầng giao thông
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Tạm giữ hình sự đối tượng trộm tiền, vàng của nhân viên quán cà phê
- ·Công an huyện Bàu Bàng: Tỷ lệ phá án hình sự đạt 100%
- ·Hậu Giang chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu đô thị mới
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Giải bài toán đầu tư tối ưu tại “vùng trũng giá” Nghệ An đầu năm 2022
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe từ ngày 20
- ·TP.HCM: Dự án Đại An
- ·Bắt đối tượng trốn lệnh truy nã
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Các khu vực phát triển mới là cơ hội để phát triển đô thị bền vững
- ·Hòa giải thành các vụ án dân sự đạt tỷ lệ cao
- ·Mê Linh tái khởi 6 dự án đô thị ngàn tỷ đồng sau 10 năm đắp chiếu
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Đến Regal Victoria trải nghiệm mua sắm, ẩm thực, giải trí đẳng cấp thế giới