【live đá bóng】Nghề truyền thống hồi sinh
(CMO) Thời gian gần đây, người dân ở các ấp: Lê Giáo (xã Biển Bạch Đông), Lê Hoàng Thá, Nguyễn Huế (xã Tân Bằng) đã đầu tư trồng trúc nguyên liệu để hồi sinh nghề đan đát truyền thống. Bởi hiện các sản phẩm truyền thống như: mê bồ ruột, mê bồ da, trúc cây và trúc lóng đang được thương lái các tỉnh: Đồng tháp, An Giang, Kiên Giang đặt hàng với số lượng lớn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Tại 2 xã Biển Bạch Đông và Tân Bằng, nơi tập trung hơn 100 ha trúc nguyên liệu, số lượng người tham gia đan đát nhiều nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu cho thương lái thu mua.
Hợp tác xã đan đát ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông gần Trường Tiểu học Kinh 4, nhiều phụ huynh đưa con em đi học, trong thời gian chờ rước con, họ tham gia đan gia công để kiếm thêm thu nhập.
Đan mê bồ chẻ nan tại nhà chị Nguyễn Thị Út, ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông. |
Chị Lê Cẩm Hường, ấp Hữu Thời, xã Biển Bạch Đông, cho biết: Nhà cách xa trường, con còn nhỏ, đang theo học tại Trường Tiểu học Kinh 4, mỗi ngày chờ rước con, chị đan cho hợp tác xã 5 tấm mê bồ (mỗi tấm chiều cao 0,9 m, dài 3,5 m), tiền công hơn 50.000 đồng, đủ chi phí xăng đưa rước và tiền ăn sáng cho con.
Hằng năm, từ giữa tháng 7 âm lịch, các thương lái vào vụ thu mua. Các đại lý ở địa phương chủ động thu mua sản phẩm tại các hộ dân cung ứng cho thương lái. Vậy mà nguồn cung cũng không đáp ứng yêu cầu. Gần đây, ngoài mặt hàng mê bồ, dân địa phương làm thêm nghề bán trúc cây, cắt trúc lóng (trúc lóng có giá 12.000-15.000 đồng/kg) cũng có thêm thu nhập.
Chị Nguyễn Thị Út, thành viên tổ hợp tác và là đại lý tại ấp Lê Giáo, cho biết, gia đình chị đầu tư tiền cho hơn 40 hộ dân có truyền thống đan đát lâu năm để họ mua trúc và đan đát tại nhà. Khi thành phẩm, gia đình đến vận chuyển về phơi, sấy khô giao cho thương lái theo hợp đồng.
Chị Trần Thị Nga, ấp Lê Giáo, chia sẻ: Gia đình chị là đối tượng nghèo, bản thân chị bị bệnh bẩm sinh, nhờ có nghề đan mê bồ cũng tạm đủ chi phí sinh hoạt.
Nghề đan mê bồ truyền thống ở xã Tân Bằng và Biển Bạch Đông đang được hồi sinh, được xem là tín hiệu đáng mừng cho người dân địa phương. Tuy vậy, để duy trì và phát triển ổn định làng nghề, rất cần sự quan tâm của ngành chức năng và có chính sách hỗ trợ về vốn hợp lý./.
Huỳnh Măng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Đánh bom ở đại học Mỹ tại Afghanistan, 56 người thương vong
- ·Nữ Phó Tổng Thanh tra làm Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ
- ·Mưa lớn làm máy bay về Tân Sơn Nhất phải 'né' ở Cần Thơ
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Khủng bố IS: 'Bộ trưởng thông tin' của IS bị Mỹ tiêu diệt
- ·Ai cấp súng cho nghi phạm dùng để bắn 2 lãnh đạo tỉnh Yên Bái?
- ·Sắp có du lịch đường sắt vòng quanh Hà Nội
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Truy tìm thủ phạm phát tán mùi hôi thối, ảnh hưởng đến người dân
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Bắc Giang: Làm rõ thông tin doanh nghiệp được 'ưu ái' trúng thầu
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 17/9
- ·Động đất ở Italy: Nửa thị trấn biến mất
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Cá chết nhiều ở vịnh Bái Tử Long do vi rút gây hoại tử thần kinh
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 26/8/2016
- ·Hoảng hốt phát hiện người đàn ông mặc áo đỏ treo cổ trong đình
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Hơn 11 nghìn vụ buôn lậu bị bắt trong 8 tháng đầu năm