【ket quả bóng đá y】Đội ngũ thầy thuốc Bình Dương: Luôn tận tụy, thương yêu phục vụ người bệnh
Sinh thời Bác Hồ từng căn dặn cán bộ y tế: “Đừng có ngại khó ngại khổ. Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch; phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu, phải dịu dàng, khiêm tốn, thương yêu đồng bào, không được hách dịch, ban ơn...”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những thế hệ thầy thuốc tỉnh nhà đã không ngại gian khó, luôn tận tụy, hết lòng thương yêu và chăm sóc bệnh nhân (BN)…
Những thầy thuốc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2014 nhận bằng khen của UBND tỉnh Ảnh: C.LÝ
Tận tụy với công việc
Phải thừa nhận rằng, thời gian qua, những vụ việc không hay ở một số cơ sở y tế trên cả nước liên quan đến vấn đề y đức của người thầy thuốc được phản ánh không ít trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng nếu mang cái này ra để đánh giá cho toàn bộ ngành y quả không công bằng. Bởi, đa số cán bộ ngành y vẫn giữ được y đức của mình, cố gắng học tập nâng cao trình độ để phục vụ BN ngày càng tốt hơn. Vẫn có rất nhiều y, bác sĩ ngày đêm túc trực để cứu chữa cho người bệnh trong cơn nguy kịch, giành lại cuộc sống cho họ trong những hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Đó là hình ảnh người thầy thuốc ở khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh mà chúng tôi đã có dịp chứng kiến trong những ngày trực Tết Nguyên đán vừa qua. Ngày tết, ai cũng có niềm vui riêng, tham gia vui chơi giải trí, còn họ thì vẫn âm thầm làm việc nơi phòng bệnh. Dù đêm khuya hay sáng sớm, khi những người khác còn ngon giấc ở nhà thì họ lại “chong mắt” canh chừng những BN nặng đang được theo dõi; để kịp thời cấp cứu ngay khi có ca bệnh mới nhập viện, đặc biệt là những ca tai nạn giao thông, tai biến...
Là một cán bộ y tế từng công tác tại khoa cấp cứu, BVĐK tỉnh, bác sĩ Thái Thanh Vân, hiện đang công tác tại Sở Y tế từng chia sẻ: “Đa số BN vào khoa này đều là bệnh nặng, ở giai đoạn thập tử nhất sinh. Bởi thế, y đức và tay nghề của người thầy thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Từng tham gia cùng đồng nghiệp cấp cứu nhiều BN qua cơn nguy kịch, điều mà chúng tôi hạnh phúc nhất là khi thấy BN hồi phục trở lại. Việc chăm sóc BN cũng có vai trò rất quan trọng, mỗi thầy thuốc phải xem người bệnh như người thân của mình thì mới thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của người bệnh để chăm sóc người bệnh tận tình, chu đáo”.
Dù đã hẹn trước nhưng lần nào đến Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh để liên hệ công tác, tôi thường ngồi chờ BS Nguyễn Văn Hóa, Giám đốc bệnh viện khám hết cho BN mới bắt đầu làm việc. Hình ảnh một vị giám đốc luôn túc trực ở phòng khám, nhẹ nhàng, ân cần đối với BN làm tôi càng nể phục người thầy thuốc này. Chưa bao giờ thấy BS Hóa to tiếng với BN hay nhân viên của mình. Ngược lại, nhiều BN cũng không biết người ngồi khám cho mình là giám đốc BV. Bởi thế, có thắc mắc nào họ đều thân mật trao đổi và được BS Hóa giải thích, chỉ dẫn rất tận tình. Có lẽ vì thế mà cán bộ công chức, nhân viên tại BV Phục hồi chức năng đã học tập được ở ông nhiều điều trong cung cách phục vụ, đối xử với BN.
Kim Chi đang khám cho bệnh nhân tâm thần
Hết lòng phục vụ người bệnh
Thầy thuốc, dù trực tiếp khám chữa bệnh cho BN hay ở “tuyến sau” đều là những người hy sinh thầm lặng và hết lòng với nghề nghiệp mình đã chọn. Điều dưỡng Trịnh Ngọc Tố Nhi (BV thuộc Trung tâm Y tế Dầu Tiếng) là một tấm gương sáng về y đức và luôn cố gắng phấn đấu để tiến bộ hơn. Tố Nhi sinh năm 1980, là người con của quê hương Dầu Tiếng. Trong công tác, cô luôn hứa với mình sẽ cố gắng để phục vụ BN một cách tốt nhất. Lúc còn làm điều dưỡng, Tố Nhi từng bị BN la mắng, làm phiền lòng nhưng cô vẫn nhẹ nhàng giải thích. Nay Tố Nhi chuyển sang Phòng Kế hoạch tổng hợp nhưng vẫn luôn làm tốt công việc của mình. Cô vinh dự được nhận 2 bằng khen của UBND tỉnh, nhiều giấy khen của Sở Y tế và 4 năm liền Nhi đều đạt chiến sĩ thi đua.