【tỷ số fc koln】Trẻ em cần sử dụng thiết bị an toàn trên xe ô tô khi tham gia giao thông
Từ năm 1/1/2026, trẻ dưới 10 tuổi đi ôtô phải có ghế an toàn. Ảnh minh họa: Which.co.uk |
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2024, có hiệu lực từ 1/1/2025 trong đó quy định đến việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông.
Theo đó, từ ngày 1/1/2026, trẻ dưới 10 tuổi hoặc có chiều cao dưới 1,35m không được ngồi cùng hàng ghế với lái xe và phải sử dụng thiết bị an toàn phù hợp. Đây là một trong những điểm mới, tiến bộ, quan tâm đến đối tượng tham gia giao thông là trẻ em.
Tại cuộc họp ngày 15/11, nhằm phổ biến những quy định mới về bảo đảm an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho biết, Bộ Công an đã đưa vào trong dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt tiền từ 800.000-1 triệu đồng; trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô-tô có hành vi vi phạm chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên xe ô-tô (trừ loại xe ô-tô chỉ có một hàng ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật cũng thông tin, Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ cũng có một điều khoản quy định riêng biệt dành cho xe ô tô chở học sinh. Theo đó, xe kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em, thiết bị có chức năng cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe và xe phải có niên hạn sử dụng không quá 20 năm, có màu sơn theo quy định.
Trong nghị định hướng dẫn Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã đề xuất màu sơn của xe ô tô kinh doanh vận tải chuyên chở trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe, mặt trước và 2 cạnh bên xe, trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết đây là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non và học sinh.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng, chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng, Dương Kim Tuấn, số lượng xe ô tô ở Việt Nam tăng rất nhanh. Điển hình như tại Hà Nội có tỷ lệ tăng sở hữu ôtô con là 113,7% mỗi năm giai đoạn 2014-2018 và tỷ lệ sở hữu là 60 xe/1.000 dân vào năm 2018.
Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em lại không tương xứng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thương vong ở trẻ em khi tham gia giao thông trên ô tô gia tăng.
“Qua một con số nghiên cứu tại 3 TP là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh cho thấy, bình quân chỉ có 1,3% có sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ trẻ em. Vì vậy, trẻ em không nên ngồi ghế trước bởi sẽ chịu nhiều tác động khi xảy ra tai nạn, va chạm, dễ văng ra ngoài xe, sự va đập của túi khí, hiếu động, tò mò, gây mất tập trung hơn cho người lái xe…” - ông Dương Kim Tuấn cho hay.
Hiện có 97 nước trên thế giới quy định bắt buộc việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ôtô. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, việc sử dụng dây đai, thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ôtô còn chưa được chú trọng thực hiện. Do đó, trong quá trình cho trẻ em tham gia giao thông trên ô tô chưa bảo đảm an toàn, nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Ông Dương Kim Tuấn cũng cho biêt, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc ban hành luật bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn có thể mang lại hiệu quả tích cực. Số liệu thống kê cho thấy sử dụng thiết bị này có thể giảm tới 90% số ca tử vong và chấn thương nặng. Ông Tuấn khuyến cáo trẻ em cần sử dụng thiết bị an toàn cho đến khi trẻ em dùng được dây an toàn khi đủ chiều cao xấp xỉ 1,5m.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tiến sĩ Trần Hữu Minh khẳng định, chi phí đầu tư thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô khoảng 3-15 triệu, chi phí thiết bị an toàn này chiếm khoảng 0,3-04% chi phí mua xe mới. Đây là mức chi phí mà phần lớn người sở hữu ô tô có khả năng chi trả.
Tuy nhiên, ông Trần Hữu Minh cũng lưu ý thực tế nên tập trung triển khai quy định với xe con cá nhân trước, vì đây là loại phương tiện có thể di chuyển ở tốc độ, tần suất trẻ em sử dụng nhiều hơn, các rủi ro dẫn tới va chạm và hậu quả lớn hơn.
Còn với loại hình phương tiện vận tải công cộng, kinh doanh vận tải, trước mắt nên khuyến khích với các loại xe vận tải công cộng có lộ trình dài để có thời gian chuẩn bị bởi phương tiện này có tốc độ thấp, hoạt động trong đô thị, tiêu chuẩn an toàn cao hơn.
Dùng xe tự chế tham gia giao thông xử phạt thế nào? | |
Phụ nữ Thủ đô truyền thông pháp luật về an toàn giao thông | |
Quy định mới về cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn giao thông |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Nhiều địa phương tìm cách gỡ khó cho kinh tế đêm
- ·Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng kêu gọi đầu tư từ Ấn Độ
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói thẳng về đầu tư công
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Huyện Bàu Bàng: Nghiên cứu, học tập, làm theo Bác chuyên đề năm 2024
- ·Cần Thơ miễn, giảm giá tiêu thụ nước sạch trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID
- ·Saigon Co.op: Một hợp tác xã đặc biệt
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Chủ tịch Hà Nội: An toàn sức khỏe của người dân phải là trước hết, trên hết
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Cùng ngành điện thực hiện sử dụng điện an toàn
- ·Xây dựng Cụm công nghiệp Tam Lập 2 theo hướng xanh, thông minh
- ·Lợi nhuận FPT tăng 3 quý liên tiếp
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Lãnh đạo tỉnh khảo sát tình hình thực hiện công tác chỉnh trang đô thị tại một số địa phương
- ·Phát triển kinh tế ban đêm: quá khó cho những 'thành phố không ngủ'?
- ·Tỉnh ủy Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quy hoạch nguồn
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam