【đá banh hôm.nay】Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, giữ nguyên lãi suất cơ bản
Ảnh minh họa |
Kết thúc phiên họp thường kỳ kéo dài 2 ngày, Hội đồng Chính sách BOJ đã quyết định nâng dự báo lạm phát ở Nhật Bản trong tài khóa 2022 (kết thúc vào cuối tháng 3/2023) từ 2,3% lên 2,9%, đồng thời hạ triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nước này từ 2,4% xuống còn 2%.
Trong bối cảnh đó, BOJ quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% nhằm hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế nước này.
Phát biểu trước phiên họp thường kỳ, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda khẳng định nền kinh tế Nhật Bản đang hồi phục, được hỗ trợ bởi việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa tăng cao đang làm tăng áp lực suy thoái đối với nền kinh tế khan hiếm tài nguyên này. Do vậy, việc nới lỏng tiền tệ là cần thiết để hỗ trợ cho nền kinh tế.
Giới phân tích dự báo việc BOJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng có thể làm tăng áp lực giảm giá đối với đồng yen.
Điều này có thể sẽ khiến Chính phủ Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường tiền tệ một lần nữa bằng nghiệp vụ bán USD để mua yen.
Kể từ đầu năm tới nay, đồng yen đã mất giá khoảng 30% so với đồng bạc xanh của Mỹ.
Hôm 20/10, đồng bản tệ của Nhật Bản đã để mất ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 150 yen/USD, chủ yếu do các nhà đầu tư lo ngại khoảng cách lãi suất giữa hai nền kinh tế sẽ tiếp tục nới rộng nếu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong các phiên họp sắp tới, trong khi BOJ vẫn kiên định với chính sách tiền tệ siêu lỏng.
Tuy nhiên, đồng yen đã bật tăng trở lại mức 145 yen/USD vào cuối tuần trước, dường như nhờ sự can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản.
Mặc dù vậy, vào đầu tuần này, đồng yen đã quay lại xu hướng giảm giá và đang đứng ở trên ngưỡng 146 yen/USD vào lúc mở cửa phiên giao dịch ngày 28/10.
Cùng ngày, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 9, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng nhẹ từ 2,5% trong tháng trước đó lên 2,6%.
Cụ thể, tổng số người thất nghiệp ở nước này tăng 80.000 người so với tháng trước đó lên 1,83 triệu người, trong khi tổng số người làm việc tăng thêm 130.000 lên 67,43 triệu người.
Còn theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), trong tháng 9, tỷ lệ việc làm sẵn có ở nước này tăng 0,02 điểm so với tháng trước đó lên 1,34.
Điều này có nghĩa có 134 việc làm sẵn có cho 100 người tìm việc. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp tỷ lệ này tăng.
Theo các chuyên gia, nhiều khả năng tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản sẽ giảm trở lại trong tháng 10 bởi vì ngày 11/10, Chính phủ Nhật Bản đã mở cửa hoàn toàn cho du khách nước ngoài, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của ngành du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm
- ·Loại tiền gửi nào sẽ không được bảo hiểm?
- ·Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo 'choáng váng'
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Vì sao doanh nghiệp thiếu vốn nhưng ngại vay ngân hàng?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tiếp tục tăng nhẹ
- ·Giá xăng dầu hôm nay 1/11: Tiếp tục đi lên
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Giá cà phê hôm nay 2/11: Đồng loạt giảm
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Novaland có tân Tổng Giám đốc
- ·Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%
- ·Giá vàng hôm nay 3/11: Kết tuần tăng kịch trần
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo 'choáng váng'
- ·Thủ tướng: Giá điện không được 'giật cục', xem xét nhập khẩu từ Trung Quốc
- ·Thời hạn của khoản vay trung hạn là bao lâu?
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Tổng cục Thuế: Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam