【kèo canada】Nhùng nhằng việc xây cầu Cát Lái nối TP.HCM với Đồng Nai
Phà Cát Lái đang thường xuyên xảy ra ùn tắc ở hai đầu bến Ảnh: Anh Quân |
Bất đồng về hướng tuyến
Từ hơn 20 năm trước,ùngnhằngviệcxâycầuCátLáinốiTPHCMvớiĐồkèo canada Dự áncầu Cát Lái nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai đã được đưa vào quy hoạch phát triển giao thông - vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, Dự án vẫn còn vô vàn vướng mắc liên quan đến hướng tuyến, thời điểm xây dựng cầu...
Ban đầu, Dự án được Chính phủ giao TP.HCM chịu trách nhiệm mời gọi đầu tư. Sau đó, TP.HCM đã lên phương án và dự kiến đầu tư theo hình thức BOT. Trong khi dự án chưa tìm được nhà đầu tư, thì năm 2019, tỉnh Đồng Nai được giao chủ trì mời gọi đầu tư.
Ngay sau khi được giao chủ trì xây dựng Dự án, tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch dự kiến khởi công cầu Cát Lái vào năm 2020 với chiều dài 3,7 km, trong đó phần cầu chính dài 650 m, tổng mức đầu tư gần 7.200 tỷ đồng. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Sở đã nhận được hồ sơ của 8 nhà đầu tư tham gia đấu thầu thực hiện dự án này. Tuy nhiên, hiện nay, do 2 địa phương chưa thống nhất được hướng tuyến, nên chưa thể triển khai các bước tiếp theo.
Về vị trí, tỉnh Đồng Nai cho rằng, vị trí xây dựng cầu Cát Lát tại bến phà hiện hữu là phù hợp với quy hoạch đô thị mới Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch.
Về phía TP.HCM, Sở GTVT Thành phố đánh giá, hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí phà Cát Lái hiện nay không khả thi vì xây dựng tại vị trí này thì cần điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m.
Hơn nữa, hướng tuyến cầu Cát Lái cách cầu cảng hiện nay của cảng Cát Lái khoảng 100 m, khi xây dựng cầu tại đây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng và không đảm bảo an toàn cho tàu container quay tàu khi ra vào cảng.
Đó là chưa kể, cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến đường vành đai 3, kết nối giữa TP.HCM với Đồng Nai đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Với lập luận như trên, Sở GTVT TP.HCM cho rằng, vị trí xây cầu Cát Lái tại bến phà hiện nay là không khả thi và đề xuất 2 vị trí mới để xây cầu.
Vị trí thứ nhất là nối từ đường trục Bắc - Nam (nối quận 7), vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch. Vị trí thứ hai kết nối từ TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai (theo hướng quy hoạch đường ĐT.777B).
Không thống nhất được thời điểm triển khai
Dù đã đề xuất hai vị trí xây cầu Cát Lái mới, nhưng vào cuối năm 2022, Sở GTVT TP.HCM lại có đề xuất khá bất ngờ là xây cầu Cát Lái sau năm 2030 để phù hợp với lộ trình di dời các cảng biển trên địa bàn Thành phố.
Giải thích cho đề xuất này, Sở GTVT TP.HCM cho biết, sau năm 2030, đường Vành đai 3 (TP.HCM) và đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu đã đưa vào khai thác (trong đó có cầu Nhơn Trạch nối với TP. Thủ Đức). Hơn nữa, việc xây cầu Cát Lái sau năm 2030 để phù hợp với lộ trình di dời, sắp xếp các cảng biển tại TP.HCM.
Khi xây cầu, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất giảm quy mô cầu Cát Lái từ 8 làn xe xuống còn 6 làn để phù hợp với quy hoạch đường Nguyễn Thị Định. Trường hợp xây dựng 8 làn xe sẽ phải mở rộng đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất hai bên tuyến đường.
Sau khi nhận được đề xuất từ phía TP.HCM, đến đầu tháng 3/2023, tỉnh Đồng Nai đã có văn bản phản hồi TP.HCM về phương án xây thêm 3 cây cầu kết nối giữa hai địa phương. Trong đó, Đồng Nai thống nhất bổ sung thêm 2 cây cầu kết nối giữa 2 địa phương, gồm cầu Đồng Nai 2 kết nối TP. Thủ Đức (quận 9 cũ) với huyện Long Thành và cầu Phú Mỹ 2 kết nối khu vực phía nam TP.HCM với huyện Nhơn Trạch.
Riêng đối với cầu Cát Lái, tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, cần bổ sung phương án xây dựng cầu Cát Lái trước năm 2025 để thay thế phà Cát Lái hiện nay như chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể nói, việc xây dựng cầu Cát Lái là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi tuyến phà Cát Lái thường xuyên xảy ra ùn tắc ở hai đầu bến vì lượng xe ngày càng tăng. Hơn nữa, việc xây cầu Cát Lái sẽ tạo thêm một hướng di chuyển mới từ TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu và sân bay Long Thành, từ đó giảm tải cho Quốc lộ 51 và Quốc lộ 1A.
Việc xây cầu Cát Lái đã bế tắc trong một thời gian dài vì không thống nhất được hướng tuyến giữa hai địa phương. Có lẽ lúc này, rất cần Chính phủ có sự chỉ đạo để dự án sớm được triển khai xây dựng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức Chủ tịch nước
- ·Chủ động kiểm soát, ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020
- ·Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Tài sản tăng thêm không rõ nguồn gốc: Đánh thuế, xử phạt hành chính hay đưa ra tòa?
- ·Hơn 3 triệu thanh niên Việt có vấn đề về sức khỏe tâm thần
- ·Nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gi?
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·KBNN Gia Lai: Ngăn chặn 200 trường hợp chi ngân sách không đúng quy định
- ·Kho bạc Sơn La yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán với 259 món chi
- ·Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 3/2023: 3 nhiệm vụ lớn
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng
- ·Trao tặng hơn 50 triệu đồng từ thiện cho cậu bé “da cóc”
- ·Tăng lên kết vùng để phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam năm 2023 còn nhiều dư địa tăng trưởng