【trận as roma hôm nay】Không còn là ca Huế
Một chương trình ca Huế trên sông |
Nhập nhằng
Anh Nguyễn Anh Tuấn,ôngcònlàcaHuếtrận as roma hôm nay Trung tâm Festival Huế đón tiếp một đoàn khách ở miền Nam ra công tác. Nhằm giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của Huế, anh Tuấn dẫn đoàn đi nghe ca Huế trên sông Hương. Là người từng tìm hiểu về ca Huế, anh Tuấn cho hay: “Lâu lắm rồi tôi mới quay trở lại nghe ca Huế trên sông Hương, nhưng không hiểu vì sao mà các ca sĩ và nhạc công chỉ biểu diễn những bài như lý mười thương, lý giao duyên, Vè nữ sinh Đồng Khánh,…Còn những bài như Nam Ai, Nam Bình… rất quen thuộc mà vài năm trước đó tôi từng nghe giờ không thấy nữa”.
Nhà thơ Võ Quê nhận định: “Những ngày đầu ca Huế xuống sông Hương chỉ biểu diễn những bài bản ca Huế, nay các nghệ sĩ, diễn viên chủ yếu hò lý, hò giã gạo, hát chầu văn… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ca Huế trên sông Hương đang bị biến chất như vậy, trong đó, nguyên nhân hàng đầu là các nghệ sĩ, diễn viên, không phân biệt được ca Huế và các loại hình dân ca khác, đặc biệt là những diễn viên trẻ mới bước vào nghề. Sự dễ dãi và không phân biệt được của du khách cũng là yếu tố khiến các diễn viên thoải mái biểu diễn mà không sợ khán giả thắc mắc”.
Trao đổi với ông La Thiên Phương, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm quản lý Ca Huế - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi được biết các chương trình được xây dựng sẵn đang bị nhập nhằng giữa các thể loại. “Một chương trình mẫu để biểu diễn ca Huế trên sông Hương hiện có dân ca, lý, vè. Thực tế trong chương trình còn nhiều vấn đề, miễn sao, các diễn viên biểu diễn âm nhạc truyền thống, không biểu diễn nhạc tân thời. Theo quy định về nội dung một chương trình thì phải biểu diễn ca Huế, chỉ khi biểu diễn xong chương trình mà khách yêu cầu thì có thể biểu diễn các loại hình khác để phục vụ. Trong nhiều cuộc làm việc, chúng tôi đã nhắc nhở và khuyến cáo chỉ khi đã biểu diễn xong chương trình thì mới biểu diễn thêm nếu khách có nhu cầu”, ông Phương, cho biết.
Kiểm soát chặt hơn