【bảng xếp bóng đá anh】Chị Tám Kiềng
Người phụ nữ tật nguyền với một chân giả, lặng thầm vui sống với bà con ở đoạn cuối kinh Công Nghiệp - cầu Chữ Y. Tôi biết chị từ thời chiến tranh ác liệt và gọi bằng hai tiếng thân thương “Chế Tám” như cách gọi chị ruột của người Cà Mau, đó là chị Tám Kiềng.
Người phụ nữ tật nguyền với một chân giả, lặng thầm vui sống với bà con ở đoạn cuối kinh Công Nghiệp - cầu Chữ Y. Tôi biết chị từ thời chiến tranh ác liệt và gọi bằng hai tiếng thân thương “Chế Tám” như cách gọi chị ruột của người Cà Mau, đó là chị Tám Kiềng.
Chị Tám (1945) là vợ liệt sĩ. Anh Tám - Ðoàn Văn Châu (1940) hy sinh trong một trận công đồn ở huyện Giá Rai vào năm 1965. Qua thời con gái, chị can đảm phi thường khiến những người chứng kiến cảm phục. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hình ảnh chị Tám trong đêm đen ấy, mỗi khi nhắc còn hiện ra trước mắt tôi…
Thật khó mà quên cảnh thời chiến, thời kỳ gian khổ ác liệt. Sau gần 5 tháng giặc “bình định cấp tốc”, “Nhổ cỏ U Minh”, tái chiếm Chi khu Rạch Ráng và chiếm đóng nhiều đồn bót dọc 2 bờ sông Ðốc, Tiểu đoàn U Minh 2 về địa bàn xã Trần Hợi điều nghiên tổ chức trận đánh "công đồn, đả viện” nhằm tiêu hao sinh lực quân giặc. Ngay trong đêm 25/2/1970, ta pháo kích đồn Rạch Ruộng, dĩ nhiên quân giặc đồn này phải kêu ứng cứu.
Sáng lại, ngày 26/2/1970, Chi khu Rạch Ráng cho 2 đại đội bảo an đi càn, tiếp viện. Mặt trận diễn ra tại cánh đồng đầu kinh Ðộc Lập - ven bờ Sông Ðốc. Với lối đánh công kiên, đội đầu và tốc công sự xung phong đánh vỡ sườn, gây rối loạn đội hình quân giặc, diệt và làm bị thương 65 tên, thu nhiều vũ khí, có 1 khẩu đại liên. Ta hy sinh 4 đồng chí, còn nằm lại trận địa…
Toàn đơn vị rút về vùng Cơi Ba - Kiểu Mẫu, thuộc ấp 10C, xã Trần Hợi. Sáng 27/2/1970, Tiểu khu An Xuyên cho máy bay và pháo Chi khu Rạch Ráng yểm trợ, đổ quân xuống ngay đội hình của Tiểu đoàn U Minh 2. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt nơi địa hình vườn chuối, ta diệt và làm bị thương gần 100 tên giặc, bắn rơi 3 chiếc trực thăng của Mỹ, loại HU1A chở quân.
Ngày 28/2/1970, Tiểu đoàn U Minh 2 vượt sông Ðốc qua xã Lợi An và đêm 1/3/1970 tập kích đồn Xẽo Dá do Ðại đội bảo an 518 mới lấn chiếm, diệt và làm bị thương 70 tên, có tên Vinh trưởng đồn và tên Bi trưởng đoàn “bình định”.
Chiều ngày thứ ba, tôi quảy khẩu súng trường Ðức lội về đến nhà người chị cả của tôi ở xóm cuối kinh Tư. Vừa sụp tối, bỗng nghe tin 4 liệt sĩ hy sinh trận cánh đồng đầu kinh Ðộc Lập được đưa về tới đầu kinh. Một tốp anh em cán bộ địa phương ở kinh Tư, kinh Ðòn Dong, người đốt đuốc, người cầm đèn con cóc, đèn pin lội đến để cùng lo việc mai táng. Lúc này có quân giặc ở đồn vàm, chưa có đồn Công Nghiệp Giữa, nên việc tập trung đông người tại đây chưa ngại biệt kích, chỉ đề phòng cụm pháo bầy chi khu và máy bay Mỹ phát hiện lúc ban đêm.
Người phụ nữ lội đẩy xuồng chuyển tử thi về tới đây là chị Tám Kiềng, quê ở kinh Công Nghiệp, xã Khánh Hưng A. Năm ấy, chị Tám 26 tuổi, vào công tác cơ quan phụ nữ huyện Trần Văn Thời và được phân công làm việc nặng nhọc này. Mùa khô 1970, các dòng kinh đều cạn, nước gom xuống lòng lạch chỉ còn một gang tay. Bà con cơ sở vùng ven xóm đầu kinh Ðộc Lập đã tìm cách lấy tử thi đưa xuống xuồng và kéo vô một đoạn để giao cho chị Tám tiếp nhận. Một mình chị lội dưới kinh cạn, đẩy chiếc xuồng be mười chở 4 tử thi đi hơn 5 cây số, từ nửa đoạn kinh Ðộc Lập vào kinh Chống Mỹ, thẳng qua Hào Sai, qua đầu kinh Sáu Thước về tới đầu Kinh Tư - giáp kinh Ðòn Dong.
Chị Tám đầy gan dạ, làm một việc phi thường mà chỉ có người "nặng bóng vía" mới vượt qua nổi. 4 liệt sĩ tên là: Lý, Rắn, Thanh, Hoàng đều ở trần, mặc quần ngắn, có người còn mang trên cổ ngực chiếc tu-huýt (cán bộ chỉ huy tiểu đội, trung đội…), có người bị trúng viên đạn xuyên màng tang, hy sinh nằm phơi nắng suốt 3 ngày, thi thể phân huỷ, người nào 2 con mắt cũng lòi ra như mắt cua và những người tiếp cận đều phải xức dầu Cao Thiên, Huê Lạc cho đỡ nặng mùi.
Ðêm ấy, trời tối đen, qua ánh đuốc lá dừa, nhìn gương mặt chị Tám đẫm mồ hôi, bơ phờ, mất sắc. Bộ đồ đen chị mặc, quần xăn tới đầu gối để lội đẩy xuồng bê bết bùn đất, dáng mệt nhoài.
Ðó là lần vượt qua thử thách quá sức mình, chị Tám về nhà bàng hoàng, xúc động trước cảnh tượng mà chị tận mắt chứng kiến. Suốt cả tuần ám ảnh, lòng nặng trĩu, long lanh nước mắt thương xót, tội nghiệp các liệt sĩ chiến đấu hy sinh trường hợp như vậy.
*Bẵng đi một thời gian, tôi không hay chị Tám lập gia đình. Chồng của chị là anh Tư Minh (em ruột anh Ba Gấm), Chánh Văn phòng Ban Tuyên huấn huyện Trần Văn Thời, người anh mà tôi sát cánh từ năm Mậu Thân 1968. Tôi trở lại Ban Tuyên huấn huyện sống chung với anh Tư Minh lần thứ hai vào đầu năm 1971, văn phòng tạm đóng tại nhà bác Tám Ngáo (bác gái) trên bờ trâm bầu giữa ruộng hậu kinh Ðòn Dong Ngọn giáp hậu Kinh Ngang. Tôi gặp lại chị Tám tại đây vào một buổi chiều tối. Chị mặc bộ đồ vải tơ trắng, tay chống cặp tó, tôi mới hay chị đang tật nguyền do chiến tranh và một phần cũng vì “sức mạnh” của tình yêu…
Trong năm 1970, một lần về quê chồng, chẳng may gặp giặc đồn Rạch Cui biệt kích vào, chị bị thương và được đưa ra Bệnh viện Cà Mau, chính tên bác sĩ Mỹ đã cưa 2 lần mất nguyên một chân trái của chị. Thời chiến, nhiều trường hợp như chị Tám, hễ bị thương chân đưa ra thành đều bị cưa sát xương đùi “đừng hòng hoạt động cho Việt cộng”, tàn phế suốt đời. Việc đi lại khó khăn, chị vẫn bằng mọi cách đến với anh, nhưng lần này không phải bằng trái tim an ủi, hạnh phúc đợi mong mà đó lại là lần sau cùng, một kỷ niệm buồn. “Thà một người khổ, chứ không thể khổ cả 2 người…”. Anh Tư dứt khoát như vậy!
Một người phụ nữ hết mực vì chồng đã không còn lành lặn, chưa vơi nỗi đau mất mát một phần thân thể, thì ập đến nỗi đau mất chồng. Bất hạnh, có đau đớn nào hơn cuộc đời chị Tám. Có lẽ chị không bao giờ quên được cái đêm chia tay đầy “oan nghiệt” ấy?
*30 năm sau, tôi đi nhiều chặng về Kinh Cũ, tìm thăm anh Tư Hữu ở Quản Hảo - Cơi Tư. Anh đang giữ chiếc xáng giúp đứa cháu neo đậu nghỉ Tết. Tôi xuất hiện bất ngờ, anh Tư rất mừng. Anh làm mồi lăng xăng, rồi cầm chai nói: “Ðể tao lên bờ kiếm khúc rượu”. Sau 30 năm gặp lại, hai anh em ngồi lai rai với mồi cá chiên và hột vịt ốp la… Anh Tư giúp tôi quá giang xuồng gắn máy của một cán bộ huyện Trần Văn Thời, quê Khánh Hưng, về đến cầu Chữ Y, ghé lên nhà chị Tám Kiềng. Chị không ngờ gặp lại thằng em “biệt kích” là tôi, lại vào buổi xế trưa mùng 2 Tết Tân Tỵ 2001, chị Tám hỏi tôi: Em có muốn uống rượu không?
Chị Tám tâm sự cái lý do chị “đi bước nữa”: Anh Tư không thương, không lo được cho chị, thì chị tìm người khác, xem tốt hơn không? Người có lòng vị tha, chia sẻ chắc dễ cảm thông hơn là trách chị. Dù ai đi chăng nữa, đấy vẫn là tình người.
Với tình cảm của đứa em quê hương, dù ở đâu, tôi cũng vẫn nhớ chị Tám, bởi tôi hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của chị mà chẳng biết nói ra làm sao? Tôi nhớ câu “yêu là chết ở trong lòng một ít…”. Chị Tám bị tật nguyền, mất đi một nửa cuộc sống, một nửa phần đời… Và, chuyến vội vã tìm thăm chị Tám, tôi cảm xúc qua những dòng ký sự thơ:
TÌM CHỊ
Cầu Chữ Y rực nắng chiều xuân
Ba mươi năm, em tìm thăm chị
Thuở quê hương đầy bom đạn Mỹ
Chị “nợ duyên” với Tiểu đoàn U Minh.
Lý, Rắn, Thanh, Hoàng chiến đấu hy sinh
Ven sông Ðốc - trận “công đồn, đả viện”
Hồi ấy, chị - nhân viên phụ nữ huyện
Lội đẩy xuồng chuyển tử thi mùa khô…
Chị dành tình yêu qua thời mộng mơ
Chọn lang quân miệt Khánh Bình, Ông Bích
Về quê chồng, ngờ đâu đêm biệt kích
Lửa đạn quân thù cướp mất một chân
Lại còn nỗi đau dai dẳng, âm thầm
Chồng làm ngơ, chị buồn, không oán hận
Rồi chị có chồng, vượt lên số phận
Ðược làm mẹ hiền nuôi con lớn khôn…
Em cảm thương cuộc đời chị nhiều hơn
Gan dạ, buồn đau, đi qua cuộc chiến
Chị vui, dù đôi chân khập khiễng
Bước tiễn em qua cầu Chữ Y…
2001-2015
Nguyễn Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Sắc đẹp Việt: Ồn ào và kỳ vọng
- ·Thú vị nghề cho thuê bàn tay
- ·Ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Những “giá treo mùa đông” trong khu vườn Nhật Bản
- ·Đong đầy cảm xúc
- ·Ngành dân số bắt nhịp chuyển đổi số
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·“Chinh phục tiếng Anh
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Bí quyết học tập của những thủ khoa
- ·Huyện Vị Thủy: Đổi tên 10 trường tiểu học
- ·Bồi dưỡng trình diễn nghệ thuật hát Aday
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Hơn 1 triệu thí sinh cả nước đăng ký thi tốt nghiệp THPT
- ·“Thiên đường” bướm vua ở Mexico
- ·Lễ hội điêu khắc củ cải đường ở Oaxaca, Mexico
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·“Một người Việt trầm lặng”