【ket qua bong đa truc tiep】Đạo đức người làm báo và những ranh giới mong manh
Câu chuyện xoay quanh chủ đề đạo đức nhà báo,Đạođứcngườilàmbáovànhữngranhgiớket qua bong đa truc tiep sự nhạy cảm, nhạy bén của phóng viên báo chí và đặc biệt là trách nhiệm nặng nề đặt lên “cây bút”, để “bút sắc, lòng trong”.
* PV: Xin chào tiến sỹ! Với tư cách Trưởng Khoa Báo chí, thày của rất nhiều nhà báo, thì ngày 21/6 với ông cũng là dịp để chia sẻ niềm vui nghề nghiệp, là ngày “chúng ta nói về chúng ta”, phải không thưa ông?
- TS. Huỳnh Văn Thông:Gọi là hưởng chút “thơm lây” với các nhà báo nhân ngày 21/6 thôi. Đơn giản là vì chúng tôi có dịp được dẫn dắt các nhà báo trẻ khi họ còn ngồi ở ghế trường đại học. Nhưng nghề báo là một nghề rất giàu tính thực tiễn, như nhiều người vẫn nói, là “nghề dạy nghề”. Nhiều nhà báo đã tự gặt hái thành công theo cách rất riêng của họ trên đường nghề nghiệp. Rồi bản thân các thầy cô giáo báo chí chúng tôi cũng phải học hỏi thực tế về nghề báo, phải tự đặt mình vào chuỗi công việc của các nhà báo và thực hành nghiêm túc như một người học việc, để có thể có được những trải nghiệm cần thiết về nghề báo khi đứng trên bục giảng.
Tuy nhiên, nói thật là cũng có chút hạnh phúc nho nhỏ không tránh khỏi trong lòng của người được nhận lời chúc nhân ngày vui này (cười).
* PV: Thưa ông, nghề báo được đánh giá là “nghề nguy hiểm”. Trên giảng đường, ông đã trang bị cho các nhà báo tương lai những kỹ năng nào để đủ vững tin theo nghề?
- TS. Huỳnh Văn Thông: Nghề báo đòi hỏi sự dấn thân cần thiết để tìm kiếm sự thật. Mà, không có cuộc đấu tranh nào cho sự thật lại có thể là đơn giản.
Đó có thể là cuộc đấu tranh của nhà báo với chính họ. Rằng, họ có thể đã vì một ai đó mà lờ đi, mà che chắn, mà không nói ra một sự thật nào đó cần thiết để thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn. Hoặc giả, tự đơn giản cuộc đấu tranh của họ để tặc lưỡi và im lặng trước một sự thật nào đó hại người, hại đời? Nhà báo có thể không mất mạng vào tay ai cả, mà là đánh mất chính mình. Ở trường hợp này, nhà báo cần đến một nhận thức sâu sắc và đầy đủ về sứ mạng và các đòi hỏi đạo đức của nghề báo.
|
Đó cũng có thể là cuộc đấu tranh của nhà báo với những thế lực hắc ám, đen tối vốn không hề ít trong cuộc sống. Họ phải học cách ứng phó chuyên nghiệp và chấp nhận điều đó như một thách thức khó khăn, nhưng không có nghĩa là không thể vượt qua. Ở trường hợp này, nhà báo cần đến sự chuyên nghiệp của mình trong quá trình tác nghiệp.
Và đôi khi, nhà báo còn dấn thân hiểm nguy cả ở đâu đó tại một vùng chiến sự, tại một nơi xung đột ác liệt, một địa điểm thiên tai thảm khốc, một nơi bị cách biệt với phần còn lại của thế giới bởi rào cản thể chế chính trị, bởi chiến tranh, bởi khủng bố. Nhiều phóng viên chiến trường đã nằm lại ở nơi mà họ dũng cảm dấn thân tác nghiệp. Những thước phim phóng sự truyền hình thấm máu họ.
Ở trường, khi nói với các sinh viên trẻ tuổi đam mê theo đuổi nghề báo rằng đây là một nghề nguy hiểm, chúng tôi hiểu rõ mình không được phép khiến họ khiếp sợ trước những thách thức vừa nói trên. Chúng tôi cố nói với họ về các cam kết đạo đức của người làm báo, và căn dặn họ “đừng tự chết một cách xấu hổ”. Chúng tôi tổng kết giúp những cách thức tác nghiệp vững chắc và khuyên họ nên tin tưởng thực hành để tránh rủi ro trong nghề. Nhưng chúng tôi cũng không ngại tiếp thêm cho họ lòng can đảm để theo đuổi nghề báo, rằng nghề báo không thể là nghề không nguy hiểm. Nếu không nguy hiểm, nghề báo không còn là nghề báo như sứ mạng vốn có, cần có của nó.
* PV: Ranh giới của việc vi phạm, hay không vi phạm đạo đức nghề báo dường như khá mơ hồ. Thưa ông, ông nghĩ sao về việc một phóng viên mới đây tung ra clip ngụy tạo “dùng chổi quét rau”? Từ sự việc đó, chúng ta hãy bàn đến câu chuyện đạo đức nhà báo trong phản ánh các vấn đề thời sự của đất nước?
-TS. Huỳnh Văn Thông: Ngụy tạo sự thật đương nhiên là một lỗi đạo đức nghề nghiệp không thể tha thứ. Bạn có thể quên không xóa tên của một nhân vật trẻ tuổi phạm tội trong phóng sự của bạn. Đó là một sơ suất trong việc đưa tin, nhưng cũng đủ để bạn áy náy suốt đời vì đã làm tổn hại quá mức cần thiết đối với tương lai một người trẻ. Nhưng nếu bạn chủ ý tạo dựng ra một thứ gọi là sự thật để chứng minh bằng mọi giá nhận định của bạn thì đó không còn là một lỗi nữa. Đó là tội, tuy có thể không được pháp luật nhận diện, nhưng là một tội danh về đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những điều ám ảnh thường xuyên các nhà báo trong bản lĩnh hành nghề, trong suốt quá trình tác nghiệp, trong từng khâu tác nghiệp, trong từng chi tiết thông tin mà nhà báo quyết định sẽ viết ra.
Tại sao lại ám ảnh? Là vì, bạn luôn phải làm việc với những câu hỏi thường trực như: Đưa tin hay không đưa tin? Làm sao để thật sự khách quan và độc lập trong tư cách người đưa tin? Làm báo thế nào cho có trách nhiệm và minh bạch? Khó khăn là ở chỗ, chỉ trong từng trường hợp cụ thể, bạn mới biết là mình nên làm như thế nào cho phù hợp với những cam kết đạo đức nghề nghiệp. Không có bất cứ một công thức sẵn có nào, chắc chắn là không có. Ngay câu hỏi, làm gì là tốt nhất cho đất nước, cho dân tộc cũng không dễ có công thức để hành xử. Ta có bao giờ thử hỏi, tại sao chính các phóng viên của nước Anh lại nỗ lực truy tìm câu hỏi về việc có phải đất nước họ đã tham chiến một cách phi nghĩa trong cuộc chiến Iraq?
* PV: Vâng, đằng sau một bài báo, một clip hay chỉ một mẩu tin thôi, cũng là cả một thân phận hoặc rất nhiều thân phận. Ông có thể nêu thêm một vài ví dụ cụ thể về điều này và lời khuyên cho các nhà báo trẻ hay không?
- TS. Huỳnh Văn Thông: Ý thức về việc làm tổn hại đến ai đó luôn phải là một ý thức thường xuyên về đạo đức nghề báo và phải được các nhà báo thực hành có trách nhiệm hơn. Chẳng hạn khi bạn cố tình truy đuổi một vị giám đốc bệnh viện khi vị này đang trong trạng thái say rượu đến mức mất kiểm soát hành vi, rồi sau đó trưng ra trong một phóng sự như thể đó là bằng chứng của nhân cách hay tinh thần trách nhiệm của ông ta, thì trước hết chính bạn nên xem lại liệu có phải bạn đang lạm dụng nghề báo?
Bạn sẽ đấu tranh không chần chừ với tội ác, nhưng bạn không nhất thiết phải là một nhà báo hung hăng sẵn sàng hạ gục những ai khiến bạn chướng mắt trên đường tác nghiệp.
* PV: Xin cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện thú vị này!
Nếu không nguy hiểm, nghề báo không còn là nghề báo “Khi nói với các sinh viên trẻ đam mê theo đuổi nghề báo rằng đây là một nghề nguy hiểm, chúng tôi hiểu rõ mình không được phép khiến họ khiếp sợ trước những thách thức. Chúng tôi cũng không ngại tiếp thêm cho họ lòng can đảm để theo đuổi nghề báo, rằng nghề báo không thể là nghề không nguy hiểm. Nếu không nguy hiểm, nghề báo không còn là nghề báo như sứ mạng vốn có, cần có của nó” – TS. Huỳnh Văn Thông. |
Kim Thanh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Kỳ thi THPT 2016: 286.000 thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp
- ·Vì học sinh thân yêu
- ·Tăng 3% học sinh được học 2 buổi/ngày
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Lắm chiêu moi tiền của phòng khám Trung Quốc
- ·Ngày hội nói tiếng Anh
- ·Tạo điều kiện phát triển các trường tư thục
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Đình chỉ lưu hành một số loại thuốc không đạt tiêu chuẩn
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Thu hồi tạm ứng ngân sách tỉnh kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế hơn 14,5 tỉ đồng
- ·Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát do nắng nóng
- ·54 học sinh dự thi
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Kết thúc xét tuyển đợt 3
- ·Thực hiện theo đúng quy chế thi THPT quốc gia năm 2016
- ·Bồi dưỡng chính trị hè cho 100 cán bộ quản lý ngành giáo dục
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng