【al taawon vs】Việt Nam kết nối thành công vào hệ thống bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN
Việt Nam kết nối thành công vào hệ thống bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN. Ảnh: T.L |
Theo đó, chủ xe cơ giới từ các nước ASEAN quá cảnh tại Việt Nam hay Việt Nam là nước đi đến cuối cùng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
ACMI là hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN, được sử dụng làm cơ sở dữ liệu trung tâm để các nước thành viên tham gia hệ thống cấp đơn bảo hiểm. Hệ thống này được sử dụng chính thức tại 10 quốc gia ASEAN và là một hoạt động triển khai thực hiện Nghị định thư số 5 về chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới của ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển xe cộ, hàng hóa qua lại các cửa khẩu biên giới ASEAN.
Đồng thời, ACMI sẽ hướng tới kết nối với hệ thống thông quan điện tử hàng hóa quá cảnh ASEAN (ACTS) nhằm tạo cơ chế một cửa điện tử về thủ tục hàng hóa quá cảnh, thúc đẩy thực hiện Hiệp định khung ASEAN về thuận lợi hóa hàng hóa quá cảnh ASEAN (AFAFGIT).
Với việc kết nối thành công vào hệ thống ACMI, Việt Nam là một trong số các nước đi đầu trong hoạt động này, cùng với Thái Lan là nước quản lý hệ thống ACMI và Singapore là đất nước phát triển trong khu vực ASEAN.
Người sử dụng xe cơ giới có thể vào hệ thống ACMI này để đăng ký thẻ xanh (blue card) - bằng chứng chứng nhận xe cơ giới đã được cấp đơn bảo hiểm đáp ứng yêu cầu bảo hiểm tối thiểu theo quy định pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại các nước quá cảnh và nước đi đến cuối cùng trong khối ASEAN.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch VINABAI, chia sẻ: “Việt Nam kết nối thành công vào hệ thống ACMI có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Bên cạnh việc khẳng định rằng xe cơ giới của ASEAN quá cảnh vào Việt Nam cần tham gia bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, việc kết nối thành công này sẽ giúp thúc đẩy việc luân chuyển xe cộ, hàng hóa qua lại các cửa khẩu biên giới ASEAN, trong đó có Việt Nam, một cách hiệu quả”.
Ông Tuấn cho biết thêm các chứng từ bảo hiểm sẽ phải được mang theo trên xe (bản cứng hoặc bản điện tử) để cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia kiểm tra tại biên giới. Cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi các yêu cầu bảo hiểm có thể kiểm tra giấy chứng nhận bảo hiểm dọc theo tuyến đường được chỉ định.
Cách đây 2 năm, lễ ký kết biên bản ghi ghớ về việc đưa hệ thống phần mềm ACMI sử dụng chính thức tại 10 quốc gia ASEAN đã diễn ra nhằm thực hiện hóa các nội dung về AFAFGIT được các Bộ trưởng Bộ Tài chính ASEAN ký kết ngày 08/4/2001 tại Kuala Lumpur, Malaysia.
AFAFGIT yêu cầu mỗi nước thành viên thành lập Cơ quan quốc gia để thực hiện cấp đơn bảo hiểm, thẻ xanh và hỗ trợ giải quyết tai nạn (điều tra, giám định tổn thất, giải quyết bồi thường, giải quyết tranh chấp theo đúng quy định pháp luật) do xe sở hữu thẻ xanh gây ra trên lãnh thổ nước thành viên đó. Cơ quan này ở Việt Nam có tên là Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN (gọi tắt là VINABAI).
VINABAI hiện do ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), làm chủ tịch. Thành viên của VINABAI là các đại diện đến từ các cơ quan có liên quan khác như Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam duy nhất được giao để triển khai Nghị định thư số 5, tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển xe cộ, hàng hóa qua lại các cửa khẩu biên giới ASEAN. Qua đó, Bảo hiểm Bảo Việt đã tích cực trao đổi, thống nhất về các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ để triển khai cấp thẻ xanh điện tử qua hệ thống ACMI.
Tại Việt Nam, việc kết nối vào hệ thống ACMI là một tiền đề quan trọng đối với các xe cơ giới quá cảnh trong việc thực hiện Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được Chính phủ ban hành ngày 06/9/2023 (thay thế Nghị định 03/2021/NĐ-CP). Cụ thể, chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đây cũng là thông lệ chung ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm bảo vệ quyền lợi (cả về người và tài sản) cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra, mặt khác giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ xe cơ giới./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Mẹ chết để lại tài sản riêng cho con, cha lấy vợ mới làm sao để bảo toàn
- ·Vợ theo giai, ly hôn chồng có được chia nhiều hơn?
- ·Hà Nội kiên trì mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống người dân
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Tin nhắn ủng hộ người nghèo vùng biên
- ·Ngọc Thanh Tâm ủng hộ cá hộp phòng chống Covid
- ·Cháu bé dân tộc chưa đầy 3 tuổi ung thư, gia đình gánh khoản nợ gần nửa tỉ đồng
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Phạm vi giải quyết khiếu nại lần 2
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Đẫm nước mắt ngày nhận giấy báo Đại học, nữ sinh phát hiện mắc ung thư
- ·Tác phẩm nghệ thuật bị phóng uế, nhà điêu khắc bức xúc
- ·Vợ ngoại tình với sếp bị sa thải, ly hôn chia tài sản thế nào?
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Cách ghi Địa điểm làm việc trong HĐLĐ đối với nhân viên ngành xây dựng
- ·Hyundai Lê Văn Lương tặng quà Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình
- ·Tận cùng nỗi đau khi con trai ung thư não, con gái thiểu năng trí tuệ
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Băn khoăn khi em gái đòi bán nhà từ đường